Những điều đặc biệt cần phải biết trước khi định nhảy việc
Thực tế đã chứng minh, khi chúng ta làm bất cứ công việc gì, nếu không có tâm huyết thì có cố gắng bao nhiêu đi nữa kết quả cũng không như mong đợi.
Không nên nghỉ việc vì những lý do lãng xẹt
Bạn cho rằng sếp của bạn là một người quái gở, đồng nghiệp là những đối tượng khiến bạn khó lòng hợp tác… Và bạn quyết định nghỉ việc thì đây có thể là quyết định sai lầm. Bạn cần phải xác định rằng, trong bất cứ môi trường nào cũng có người này, người kia. Có người thân thiết với bạn, cũng có người xem bạn như một cái gai trong mắt họ. Và trên hết, dù ở đâu đi nữa, sếp luôn luôn là người “khó vừa lòng nhất”.
Bởi vậy, nếu không học cách chấp nhận và cố gắng, dù có nhảy việc cả trăm lần, bạn cũng sẽ luôn là người thua cuộc mà thôi.
Cần chọn đúng thời điểm nghỉ việc
Không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có cơ hội tìm được những cơ hội việc làm mới. Trong một năm, có rất nhiều thời điểm mà nếu nghỉ việc, bạn sẽ bị thiệt thòi lớn. Ví dụ như, nếu bạn nghỉ vào thời điểm cận kề Tết. Bạn dĩ nhiên sẽ bị mất trắng một khoản thưởng hậu hĩnh. Trong trường hợp, nếu may mắn tìm được một công việc mới, bạn cũng sẽ không có quyền lợi gì. Vì vậy, cần phải thật sự tỉnh táo khi quyết định đưa ra bất cứ lựa chọn nào cho bản thân, nhất là vào những thời điểm quan trọng.
Bạn phải đảm bảo có 1 khoản dự trữ
Trong trường hợp, bạn cảm thấy không thể tiếp tục với công việc hiện tại, tất nhiên nghỉ việc sẽ là giải pháp tốt nhất. Thực tế đã chứng minh, khi chúng ta làm bất cứ công việc gì, nếu không có tâm huyết thì có cố gắng bao nhiêu đi nữa kết quả cũng không như mong đợi.
Tuy nhiên, bạn phải học cách xác định. Phải nhớ rằng, tìm kiếm một công việc tử tế không phải chuyện một sớm một chiều. Có thể sẽ phải mất một thời gian dài bạn rơi vào tình trạng không có công ăn việc làm. Trong thời gian ấy, để duy trì cuộc sống, cũng như đầu tư cho kiến thức của bản thân, bạn cần phải có một khoản dự trữ nhất định. Nếu thất nghiệp, lại không có tiền, bạn sẽ sống chật vật và rất nhanh nản chí.
Nếu nhảy vì lương …thì phải hơn chỗ cũ khoảng 15-20%
Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới. Đồng tiền luôn đi kèm với khúc ruột, nếu bạn có ý định nhảy việc thì chí ít nhất phải cao hơn 15-20% mức lương cũ để bạn bù lại chi phí nếu không may có sự rủi ro cho công việc mới. Và đảm bảo công việc mới phải thật sự có những điều kiện tốt hơn so với công việc cũ.
Đảm bảo giữ đúng chuyên môn
Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là chuyên môn của bạn. Bạn không thể quay ngoắt 180 độ từ công việc này sang một vị trí khác, hoàn toàn không liên quan gì đến chuyên môn của mình. Bạn phải định hướng rõ cho nghề nghiệp của mình, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã và sẽ làm được gì cho họ. Không một ông chủ nào giao một nhiệm vụ cho một cá nhân không có chút kiến thức, năng lực cho vị trí mà họ ứng tuyển.
Hãy ra đi với một tinh thần thoải mái
Đã làm công ăn lương, sẽ không tránh khỏi những bất mãn và sự chán nản. Có rất nhiều người trải lòng rằng, họ nghỉ việc vì chính lãnh đạo của mình. Không thể hợp tác nên ra đi là lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, một người thông minh sẽ không bao giờ có những suy nghĩ cũng như cách hành xử thiển cận. Tốt nhất, thay vì thái độ hằn học, bạn hãy ra đi với một tinh thần thoải mái. Hãy để lại những ấn tượng tốt đẹp trước khi chia tay. Điều đó sẽ chỉ có lợi cho bạn mà thôi, nó giống như một lý lịch của một con người vậy, nếu bạn mang một “tiền án” tới nơi làm việc mới, bạn sẽ bị đào thải ngay lập tức. Sẽ không một đơn vị tuyển dụng nào chấp nhận một người có lý lịch “chẳng ra gì” với đồng nghiệp đâu bạn nhé.
Leave a Reply