Đôi khi cũng phải thử đặt mình vào vị trí của người khác

Cảm thông được biểu lộ bằng sự quan tâm, chăm sóc đến người khác. Trong khi thờ ơ hình thành từ thói “cho mình là trung tâm”, lối suy nghĩ thờ ơ này có xu hướng chuyển thành hành động ích kỹ..

Người chủ tiệm treo tấm bảng “Bán Chó Con” lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó có một cậu bé xuất hiện. “Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?” cậu bé hỏi. Ông chủ trả lời “Khoảng từ $30 cho tới $50.” Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. “Cháu có $2.37,” cậu
Người chủ tiệm treo tấm bảng “Bán Chó Con” lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó có một cậu bé xuất hiện. “Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?” cậu bé hỏi.

Ông chủ trả lời “Khoảng từ $30 cho tới $50.”

Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. “Cháu có $2.37,” cậu nói, “cháu có thể coi chúng được không?”
Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó “Con chó con này bị làm sao vậy?”

Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. “Cháu muốn mua con chó con đó.”
Người chủ nói rằng “Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn.”

Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng “Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền.”
Người chủ phản đối “Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác.”

Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ

– “Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!” ”

Hãy luôn , nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ tổn thương người khác. Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành vết thương và mang đến sự bình yên.”

Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là “tình cảm”.

Người ta nói con người là loài sinh vật sống bằng “tình cảm”. Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã mang con người đến lại gần nhau hơn. Con người ai cũng sống bằng cái “tình” thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh ta sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn những áng mây đen, mặt đất này sẽ không còn những lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm.

Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra, nếu một khi bạn đã đánh mất đi cái “tình người” ấy thì khi đó bạn đã tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri và lúc này con người sẽ không còn là con người nữa. Cái hạnh phúc lớn nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này đó chính là được sống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người.

Danh ngôn có câu: “kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều, nhưng đánh mất đi cái “tình” thì là mất tất cả”. Thật vậy một người sống mà không có tình cảm thì trở nên hung bạo và tàn nhẫn vô cùng, cha con có thể bất hòa, vợ chồng vì cãi nhau mà li tán, anh em vì tranh giành mà bất đồng, bạn bè vì tình cảm mà có thể giết hại lẫn nhau, … Tất cả là vì họ không biết cảm thông, họ không cảm nhận được cái hạnh phúc của cuộc sống, họ quá vô tình và thờ ơ với thực tại.

Tình cảm nó giống như những hạt mưa, mưa càng to thì có thể dập tắt đi ngọn lửa của sự căm hờn, của lòng thù hận hay ghen ghét, nhưng nó có thể là ngọn lửa của tình thương yêu, sự khoan dung, lòng vị tha hay của ước mơ và hi vọng. Tại sao chúng ta lại để cho những ngọn lửa ấy lại vụt tắt đi trong đêm tối.

Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống này, hãy lấy cái “tình” mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm.

Học cách thông cảm là cách tốt nhất để trở thành một người dễ mến, sâu sắc, lôi cuốn và hạnh phúc hơn. Để thông cảm với một ai là việc không hề khó, chỉ cần sẵn lòng đặt mình vào đỉa vị của người đó. Vậy cảm thông là gì? Và làm thế nào để có thể học cách cảm thông?

Cảm thông có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó. Đó không có nghĩa là cảm thấy thương hại họ, nói những lời đãi bôi giả dối, mà là nhận biết và hiểu được cảm nhận của họ, những gì họ đã phải trải qua, cả niềm vui và đau khổ… Cảm thông, nghỉa là: Bạn không thể tỏ ra thờ ơ hay ích kỹ được.

Cảm thông được biểu lộ bằng sự quan tâm, chăm sóc đến người khác. Trong khi thờ ơ hình thành từ thói “cho mình là trung tâm”, lối suy nghĩ thờ ơ này có xu hướng chuyển thành hành động ích kỹ..

Trong khi đó, phát huy tính cảm thông, giảm bớt sự quan tâm đến bản thân mà quan tâm hơn đến người khác sẽ làm tăng tính cách ấm áp của con người hơn, tâm hồn rộng mở hơn. Như vậy sẽ khiến bạn trở nên một người dễ thương hơn, sâu sắc hơn, dễ chịu hơn với chung quanh, có lòng trắc ẩn hơn và hẳn nhiên là lôi cuốn hơn.
Nhưng trên hết, phát huy tính cảm thông sẽ giảm thiểu stress cho bạn, làm tăng mức độ hạnh phúc cho chính bạn, bởi vì:

– Người học được cách cảm thông nhận thức sâu sắc thực tế rằng chúng ta là con người. Do đó dễ tha thứ khoan dung khi người khác phạm sai lầm hay làm hư hỏng gì đó. Vì thế, họ cũng mở rộng tầm nhìn này đối với chính bản thân, tha thứ cho mình thay vì chịu mặc cảm tội lổi hoặc tự sỉ vả mình; họ học hỏi từ những sai lầm, thất bại và tiếp tục tiến lên. (Hẳn nhiên không phải là cố tình phạm lỗi hoặc thích thú với những lỗi lầm của người khác).

– Người học được cách cảm thông, quan tâm đến người khác và cảm giác của mình, cho nên họ cảm thấy có sự liên hệ với người khác hơn là sự cô lập. Mối liên hệ nhờ sự thông cảm này giúp cho họ không cảm thấy hoảng hốt, ghen tị khi người khác thành công, đẹp đẽ hay tài năng hơn…. Thay vì vậy, người biết cảm thông có thể chia sẽ niềm vui với những gì người khác có được. Cho nên, bất cứ khi nào bạn có ý thức chia sẽ niềm vui với người khác, thì chắc chắn bạn cũng sẽ được vui vẻ.

Cảm thông là một cách tuyệt vời để có thể học tập và làm việc vui vẻ có ích với nhau. Nếu bạn học được cách thông càm, bạn sẽ tự hào về bản thân mình vì đã làm được sự đổi khác. Bạn có thể điều hòa hoặc ứng phó tốt đẹp đối với những tình huống thay đổi tình cảm của người khác, dễ dàng hiểu rõ tâm trạng của họ. Như vậy, học cách cảm thông: Hiểu mình và biết chấp nhận người khác, cũng là một cách học kỹ năng giao tiếp để có nhiều thuận lợi hơn trong xã hội.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *