Bí quyết tìm ứng viên tài năng cho doanh nghiệp nhỏ
Cuối cùng, bạn phải tìm cách hỏi khéo, mà không để bạn và công ty bị xem thường – tại sao một ứng viên tốt như vậy lại muốn làm việc cho công ty của bạn?
Đối với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, việc phỏng vấn ứng viên để tìm được nhân tài phát triển cùng doanh nghiệp cũng giống như việc thuyết phục một ai đó từ bỏ đội nhóm của họ để đi cùng bạn.
Nhưng sau cùng, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ thường dựa vào chiến lược tuyển dụng nhân sự từ những công ty lớn. Và vấn đề là sau nhiều phỏng vấn ứng viên tài năng, công ty bạn lại trong tình trạng nơm nớp lo sợ hàng ngày các chuyên gia tuyển dụng vẫn tiếp tục gọi dụ ngọt nhân sự của bạn.
Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra lại các câu hỏi phỏng vấn trong những tình huống sau:
Cuộc chiến giành nhân tài đang nóng lên
Cuộc khủng hoảng đang đưa các công ty nhỏ cơ hội để tuyển dụng nhân tài tốt hơn. Khi nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục, nhiều chủ doanh nghiệp đã lên kế hoạch tuyển dụng để gia tăng sự phát triển của công ty. Nhưng thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi một chiến lược tuyển dụng hiệu quả hơn.
Một buổi phỏng vấn có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp công ty bạn phân biệt đâu là những tài năng trên giấy và đâu là người có thể giúp công ty bạn thật sự.
Bắt đầu với lịch sử của công ty
Khi phỏng vấn ứng viên tài năng, là những người có tuổi hoặc già dặn kinh nghiệm, hãy bắt đầu bằng việc hỏi những câu mang tính chất cơ sở. Hãy bắt đầu bằng việc chia sẻ bạn đã khởi nghiệp trong bối cảnh này như thế nào, cho đến ngày hôm nay ra sao?
Chia sẻ tầm nhìn về công ty và những mong muốn của bạn, ví dụ như một kênh phân phối đa dạng. Và đừng quên đính kèm câu hỏi: bạn sẽ giúp chúng tôi như thế nào với kinh nghiệm của mình?
Câu hỏi phỏng vấn đánh giá kĩ năng
Những câu hỏi hay trong trường hợp này đòi hỏi bạn phải hiểu về công ty của mình và phải biết công ty mình cần gì? Ví dụ, “Hãy liệt kê những kĩ năng và tính cách theo bạn giúp chúng tôi phát triển.” Sau đó sử dụng những câu hỏi để thăm dò việc ứng viên sử dụng những kĩ năng này trong quá khứ.
Những đặc điểm/ yêu cầu tính cách bạn vừa liệt kê ra có thể được sử dụng như nền giá trị cho chiến thuật đặt câu hỏi. Qua đó, giúp bạn gắn kết ứng viên với văn hóa doanh nghiệp.
“Tuần trăng mặt ngọt ngào” giữa công ty và ứng viên sẽ kết thúc khi nào?
Sau khi thảo luận về kĩ năng và tính cách cụ thể cho công việc, hãy đi sâu vào những thách thức phải đối mặt với bất kì ứng viên nào: động lực phát triển, giới hạn môi trường làm việc của công ty nhỏ, và chuyện gì xảy ra khi những mật ngọt của những ngày đầu kết thúc.
Đối với việc tạo động lực, bạn có thể hỏi: “ Điều gì khiến bạn thành công?” Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với câu trả lời.
Không nên cố che giấu việc tính cách người chủ ảnh hưởng đến việc điều hành công ty. Những câu hỏi thuộc về giá trị văn hóa công ty sẽ giúp bạn biết rõ ứng viên sẽ xử lý những giới hạn vốn dĩ trong môi trường kinh doanh nhỏ như thế nào. Bạn cũng có thể mô tả một buổi dã ngoại gần đây của công ty khi công ty phải tiết kiệm bằng việc thuê những khách sạn giá rẻ. Hãy nhìn ngôn ngữ hình thể khi bạn lắng nghe câu trả lời hoặc lời đáp trả từ ứng viên để tìm cho mình câu trả lời.
Sau đó, quay trở lại những thách thức của doanh nghiệp bằng những câu hỏi như “hãy cho tôi biết khoảng thời gian bạn phải thực hiện dự án với một nguồn lực giới hạn. Bạn đã làm những gì? Kết quả ra sao? Điều gì làm bạn phiền toái? Điều gì tiếp sức mạnh và động lực cho bạn? Những nguồn lực bên ngoài nào bạn đã phải sử dụng?”
Hãy sử dụng những chiến thuật của công ty bạn
Cuối cùng, bạn phải tìm cách hỏi khéo, mà không để bạn và công ty bị xem thường – tại sao một ứng viên tốt như vậy lại muốn làm việc cho công ty của bạn?
Hãy bắt đầu bằng việc phát hiện ra những quan tâm ưu tiên của ứng viên, giá trị, sự tương tác với những thành viên khác. “Hãy cho tôi biết về những quyết định nào của bạn sau đó khiến bạn hối tiếc? Đó là những quyết định nào và trong trường hợp nào? Bạn đã giải quyết vấn đề đó ra sao?”
Sau đó, tiếp cận trực diện vấn đề: “Bạn cảm thấy như thế nào khi làm vị trí này so với công việc trước đây của bạn? Tôi đang rất tò mò tại sao công ty lại làm bạn hứng thú và điều gì khiến bạn đến đây.”
Kết thúc bằng câu hỏi mở: “Bạn có lo lắng hay thắc mắc nào về quy mô và văn hóa của công ty? Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?”
Tránh những ứng viên chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến họ, như thời gian nghỉ và tiền lương. Thay vào đó, tập trung vào phỏng vấn ứng viên tài năng những câu hỏi phản ánh sự hứng thú theo cách họ có thể mang lại giá trị và lợi ích cho bạn và sự phát triển của công ty.
Leave a Reply